HOT NEWS

Trước khi chuẩn bị mang thai uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu này là một loại nước uống rất ngon mà lại bổ dưỡng nên được rất nhiều các ông bố, bà mẹ thích uống. Vậy khi có ý định chuẩn bị mang thai thì có nên uống sữa đậu này hay không. Chúng ta hãy tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé. 



Tác dụng của sữa đậu nành và khả năng thụ thai của phụ nữ

Trong sữa đậu nành có chứa liệu chất isoflavones có cấu trúc gần giống estrogen – một loại hormone giới tính nữ nên thường bị nhận định rằng: sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của phụ nữ.

Theo những nghiên cứu khoa học thì chưa có một kết luận nào chứng minh sữa đậu nành gây tác hại đối với phụ nữ đang trong giai đoạn “mong có con” hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lý của nam giới. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng chất isoflavones trong sữa đậu nành có tác dụng giúp cho cơ thể điều hòa các hormone sinh sản đồng thời kích thích quá trình rụng trứng.

Chất isoflavones có chức năng như hormone nội tiết tố nữ. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ làm dày lớp nội mạc tử cung, giúp tăng khả năng thụ thai và khiến trứng sau khi thụ tinh làm tổ chắc chắn hơn trong tử cung. Vì thế, phụ nữ có lớp nội mạc tử cung mỏng (dưới 8-10 mm) – khiến trứng khó làm tổ thì nên bổ sung sữa đậu nành hàng ngày.

Hơn nữa, nghiên cứu về vấn đề điều trị vô sinh ở các cặp vợ chồng có lượng tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành cho thấy hoạt chất isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít.

Như vậy, với những tác dụng nêu trên, thì người phụ nữ đang ở thời kì chuẩn bị mang thai có thể hoàn toàn yên tâm uống sữa đậu nành nhé.



Những lưu ý khi chị em phụ nữ uống sữa đậu nành ?

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 300 – 500 ml sữa chia làm hai lần. Khi uống quá nhiều sữa đậu nành đồng nghĩa với việc bạn đã cung cấp cho cơ thể một lượng protein vượt mức. Điều này sẽ gây ra những “tác dụng ngược” như: suy giảm chức năng thận, gây chướng bụng, khó tiêu thậm trí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Hãy chỉ sử dụng sữa đậu nành được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên sử dụng sữa ở những nơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì chúng thường được pha với chất phụ gia độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sữa đậu nành cần đun sôi trước khi uống tránh gây hiện tượng đau bụng, buồn nôn.

Để tăng thêm công dụng của sữa đậu nành, hãy uống sữa cùng với các sản phẩm có chứa tinh bột như: bánh mì, bánh ngọt. Dịch vị được cơ thể tiết ra khi hấp thụ tinh bột sẽ giúp cho các dưỡng chất trong sữa đậu nành được hấp thụ hoàn toàn.


Không pha các loại đường nâu trong sữa đậu nành. Các axit hữu cơ trong đường nâu kết hợp với protein làm mất các dưỡng chất trong sữa và ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa.

Không bỏ trứng vào uống chung với sữa đậu nành. Protein trong trứng khi gặp ”trypsine” trong đậu nành sẽ tạo ra những chất khiến cơ thể khó hấp thu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

Cuối cùng tránh ăn cam, quýt trước khi uống sữa vì axit trong cam quýt cùng với protein gây kết tủa ở ruột dẫn đến đầy bụng khó tiêu hay tiêu chảy.

Những trường hợp không nên uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp thì nên tránh uống sữa đậu nành.

Người bị bệnh đau dạ dày khi uống sữa đậu nành sẽ kích thích dạ dày bài tiết axit gây đau bụng, khó chịu, buồn nôn.

Ngoài ra nếu bị các bệnh gout, bệnh thận, ung thư vú cũng không nên uống sữa đậu nành vì nó có thể khiến bệnh trở nặng hơn.

(Theo Conlatatca)

Bài đăng phổ biến