HOT NEWS

Tháng thứ 27 - các kĩ năng mới phát triển

Các kĩ năng mới: liên hệ được các số với các đồ vật (biết đếm chính xác), bắt đầu có khái niệm về quá khứ và tương lai, có ý thức sở hữu rõ ràng, phát âm chính xác hơn và học các từ 3-4 âm tiết dễ dàng hơn nhiều, trả lời được các câu hỏi mở.



1. Liên hệ được các số với các đồ vật

Đợt khoảng 24 tháng đổ về trước, con mình biết nói các số theo trình tự từ 1 đến 10, nhưng chỉ nói miệng, chưa ý thức được số có thể được dùng để đếm đồ vật. Khi được hỏi đếm đồ vật, bé thường đếm không chính xác vì chưa hiểu được số lượng.

Đến tháng 27, khi được hỏi đếm "How many pencils are there?" hoặc "Can you count the pencils?", bé đã có thể đếm đúng, nhất khi là có mẹ giúp nhặt từng cái bỏ sang một bên hoặc chỉ tay.

Khi nhìn thấy các con số đồ chơi làm hoặc trên sách hoặc lịch,  bé cũng hoàn toàn nhận dạng được số và nêu tên được từng số.

Bé cũng đang làm quen dần với các số từ 11 đến 20, nhưng chưa dùng chính xác được.



2. Quá khứ/ tương lai

Bé ý thức rõ ràng hơn về những việc đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Một số ví dụ là khi bé nói trong tiếng Việt: "bố tiêm rồi", "mai tiếp tục".

Mình cũng đã dạy bé các ngày trong tuân một thời gian. Bé có thể tự nói một vài ngày, hoặc khi mẹ gợi ý bằng âm tiết đầu thì nói nốt được từ. Tất nhiên, bé chưa thể hiểu khái niệm về ngày tháng, nhưng mình cho bé làm quen dần bằng cách sáng nào sau khi gọi bé dậy, mình cũng hỏi bé hôm nay là ngày gì và trả lời mẫu cho bé:

mẹ:  hey Bư, what day is it today? Today is ....
Bư: Friday!!
mẹ: no!
Bư: Monday!!
mẹ: no! today is Tuesday.
Bư: Tuesday.

Để bé hiểu câu hỏi, bạn nên tự hỏi, tự trả lời trước. Sau khi trả lời xong, bạn có thể khuyến khích bé nhắc lại câu trả lời. Đây là cách mình vẫn áp dụng. Sau một vài lần là bé quen với câu hỏi ngay, nhất là khi đã được 2 tuổi!



3. Ý thức về sở hữu và cách gọi mọi người



Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng phức tạp hơn tiếng Anh rất nhiều, và tưởng chừng như trẻ nhỏ sẽ học tiếng Việt khó khăn hơn (hay chí ít là mình nghĩ thế) - nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Học các đại từ nhân xưng tiếng Việt dễ hơn cho trẻ vì khi xưng hô, bạn gọi người đối diện bằng từ gì thì khi nói chuyện về họ, bạn vẫn dùng từ đó. Ví dụ, khi trẻ nói chuyện với bà nội, trẻ gọi bà bằng "bà", và khi nói chuyện với mẹ về bà, trẻ vẫn dùng từ "bà"để chi bà.

Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng để gọi nhau trong khi nói chuyện trực tiếp chỉ có "you" và "I" (tạm không tính đến "we"), nhưng để nhắc đến những người khác, người nói sẽ phải dùng các từ như "he", "she".

Bé nhà mình đã sử dụng rất thuần thục các từ trong tiếng Việt bao gồm bố, mẹ, ông, bà, cô, chú, bác, anh, chị. Nhưng đến giờ vẫn chưa hoàn toàn hiểu cách dùng "I", "you" và "me".

Ví dụ: mỗi khi mèo cào bạn Bư, mẹ Bư hay nói: "oh no, meooo scratched you". Vậy là khi bị mèo cào, Bư cũng lặp lại câu mẹ đã nói "meo scratched you".

Các từ chỉ sở hữu cách cũng tương tự. Ý thức về sở hữu không phải mới ở độ tuổi 27 tháng, và đã xuất hiện được vài tháng.Mình hay chỉ vào điện thoại của mình và nói: "this is my phone". Bé cũng chỉ vào điện thoại của mẹ và lặp lại câu mẹ nói "my phone". Khi được mẹ sửa lại "no, you say 'your phone' " thì bé lặp lại, và sau đó khi tự nói cũng lặp lại "your  phone" - tuy nhiên, mình chưa rõ là do bé thực sự hiểu hay đơn giản là học vẹt.

Nếu không phải dùng đến các đại từ, thì bé hoàn toàn có thể trả lời đúng:

mẹ: whose shoes are these
Bư: shoe Daddy.




4. Trả lời các câu hỏi mở

Đợt trước, bé nhà mình chỉ trả lời các câu hỏi yes/no.

Bây giờ bé đã hiểu các câu hỏi mở. Ví dụ:

mẹ: What are you doing?
Bư: watch TV.
mẹ: What is Daddy doing?
Bư: He sleeping.
mẹ: What is granddad doing?
Bư: eating banana.
mẹ: What did you eat today?
Bư: thịt bò.
mẹ: What's your name?
Bư: Tuệ Lâm.
mẹ: How old are you?
: I'm two.



5. Và học từ dễ và nhanh hơn rất nhiều

Như các ví dụ ở trên cho thấy, bé đã có thể nói các câu lên đến 5 âm tiết.

Bé cũng nhớ từ nhanh hơn rất nhiều. Có những quyển sách mình mua về, mới đọc cho bé vài lần, và tưởng như bé không để ý nghe. Nhưng đến khi đọc gần hết câu và cố tình chừa lại từ cuối cùng, bé có thể nhắc lại chính xác hầu hết các từ.

Ví dụ:

mẹ: when the sky is
Bư: blue
mẹ: and the sun glows
Bư: bright
mẹ: everyone wakes
Bư: up
mẹ: except for the tired
Bư: owl.

Bé có thể theo dõi các câu chuyện có nhiều tình tiết hơn. Có những câu chuyện hơn 20 trang, câu nào bé cũng có thể nhớ được từ cuối cùng.

______________________________________


Các bố mẹ tiếp tục kiên trì nhé! Sau mỗi 2-3 tháng là mình luôn thấy có một tiến bộ rõ rệt nào đó, với điều kiện là bé được nghe và sử dụng tiếng Anh hàng ngày!

Trí thông minh không chỉ do DNA quyết định, mà một phần rất lớn được quyết định do môi trường của bé, trong đó việc được tiếp xúc với người lớn và được chơi các trò chơi khuyến khích sự tham gia tích cực của bé đóng vai trò cực kì quan trọng.


Chúc các bố mẹ thành công!





Bài đăng phổ biến