HOT NEWS

tổng kết sau 10 tháng: Bư tháng thứ 24

Ngôn ngữ sử dụng thêm được: ghép các từ tiếng Anh với nhau.

Khi được 23 tháng, con mình hầu như chưa ghép từ tiếng Anh với nhau. Nhưng chỉ vài tuần sau, sự khác biệt đã rất rõ rệt. 



Các ví dụ mình ghi lại được như sau:

+ chào hỏi: hi Mommy, hi Grandpa, bye Grandma, see you, good night, good morning.

+ hỏi xem bố mẹ ở đâu, hoặc trả lời, ví dụ như: Where Daddy? Daddy gone, He gone, where are you?

+ hỏi về các đồ vật hoặc mọi người, và trả lời: What's this? Who's this? It Daddy. It meow.

+ yêu cầu người khác làm gì hoặc muốn được làm gì: Stand up, Get up, Sit Mommy (khi muốn ngồi với mẹ), feed Mommy (khi muốn cho mẹ ăn), go away, Daddy stop, go home, see bird, this one (khi muốn chọn 1 quyển sách hoặc 1 bài hát trên youtube khi có nhiều lựa chọn), one more time, open door, kick ball, play ring, read book.

+ miêu tả các thứ bé nhìn thấy: It raining, green I-pad, grandpa sleeping, grandma sleeping too, we're home, two rat, it Daddy, one truck, it hot, it sunny,  mommy here, stand book (nói khi đứng lên quyển sách), the end (khi đọc hết sách), lemon juice, dark orange.

+ các câu khác: I love you, I see you, Don't pee.


khi đọc sách, nếu bé muốn mẹ đọc bằng tiếng Anh thì nói "English!", và ngược lại, khi muốn dùng tiếng Việt, bé nói "Tiếng Việt nhé!".

Vốn tiếng Việt và tiếng Anh của bé bây giờ đều xấp xỉ con số 300.

Hành trình học tiếng Anh của mẹ con nhà Bư đến nay đã được 10 tháng. Mỗi ngày trung bình 3 tiếng nói chuyện bằng tiếng Anh, vậy khi nhân lên là khoảng 900 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, bạn Bư cũng hay xem youtube và đọc sách tiếng Anh cùng mẹ.


Nếu bạn băn khoăn xem bao giờ bé mới nói đúng được ngữ pháp thì đừng lo. Trẻ con Tây giai đoạn này cũng trải qua quá trình lắp ghép từ y hệt như trên.



TỔNG KẾT:

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn xem nên dạy con tiếng như thế nào, hãy cùng tổng kết lại:

- Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, không xen lẫn tiếng này tiếng kia. Tranh thủ nói chuyện với con khi cả nhà đang có những hoạt động hàng ngày, mô tả những gì 2 mẹ con/bố con cùng nhìn thấy, ... Tránh dạy tiếng Anh qua tiếng Việt (ví dụ như: con thấy quyển sách không? quyển sách trong tiếng Anh là "book!"). Mục đích: giúp bé hiểu ngữ điệu, phát âm cũng như được thấy cách thức sử dụng từ và cả ngữ pháp trong các hoàn cảnh khác nhau.

- Tận dụng youtube nhưng đừng lạm dụng. Cho con xem các bài hát đơn giản phù hợp lứa tuổi với mục đích dạy tiếng như các bài ABC, bài hát có các câu lặp đi lặp lại. Bộ y tế các nước phát triển khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem bất kì thể loại màn hình nào. Nếu phải dùng thì hãy cố gắng hạn chế. TVvà Ipad hay bất kì thể loại màn hình nào đều có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe và tâm lý lâu dài.

- Dành thời gian đọc sách truyện tiếng Anh cho con. Cũng như các video youtube, phải chọn sách phù hợp với lứa tuổi bé. Các sách phù hợp để thực sự học tiếng cho trẻ 2 tuổi trở xuống là những sách có đúng 1 kiểu câu, lặp đi lặp lại, chỉ thay từ; hoặc các câu chuyện ngắn, ít chữ. Trẻ 2 tuổi hoặc bé hơn chưa có đủ khả năng tập trung cũng như đủ từ vựng để theo dõi một câu chuyện dài với nhiều tình tiết.

(Bé nhà mình bây giờ rất thích đọc sách. Đến giờ đi ngủ là lôi hết quyển này đến quyển khác, và cũng rất có chọn lọc. chỉ nhất định đọc một số quyển. sách mới mua về thường bé chưa thích ngay mà phải có chút thời gian "làm quen". sau khi nhìn thấy nhiều tự dưng một hôm bé sẽ đồng ý đọc).

- Nếu bạn không tự tin về khả năng tiếng Anh của mình, hãy cứ tận dụng các nguồn sách truyện hoặc youtube nhiều nhất có thể để cho bé làm quen với tiếng Anh và có thiện cảm với tiếng Anh từ bé, thay vì chờ đến giờ học ở trường mới được học, có khả năng trẻ bị stress vì môi trường học cũng như cách dạy của giáo viên mà đâm ghét tiếng Anh nên sinh ra nản, cản trờ quá trình học về lâu về dài.


Câu hỏi nhiều người băn khoăn: con tôi liệu có bị lẫn lộn giữa 2 tiếng không? có lẽ nên chờ lớn hơn chứ nhỉ?

Câu trả lời là không. Trẻ có thể học 2 tiếng hay thậm chí 3, 4 tiếng (quan trọng là phải đảm bảo thời lượng trẻ được nghe và tập nói tiếng đó trong môi trường thật - tức là lượng input đều và rất lớn, chứ không phải 1, 2 buổi một tuần như trong các lớp học). Bạn có thể tìm hiểu thêm, vì rất nhiều gia đình đã dạy tiếng cho con thành công bằng cách như mình đang làm. Nếu muốn tiết kiệm thời gian học tiếng về sau mà lại muốn trẻ được vui chơi trong quá trình học (và hiểu được ý nghĩa thật sự của ngôn ngữ là dùng để giao tiếp và thể hiện bản thân cũng như kết nối với mọi người, chứ không phải để học thuộc lòng một vài từ và các cấu trúc ngữ pháp không dùng đến), và muốn trẻ phát âm chuẩn, hãy bắt đầu từ bây giờ.


Chúc các bố mẹ có thời gian vui vẻ học tiếng Anh với con!

Mình sẽ update thêm khi có tiến triển!
<3


Bài đăng phổ biến