HOT NEWS

tôi phải dạy con theo phương pháp nào?

một chút suy ngẫm:

một số bạn có băn khoăn, không hiểu nên dạy con nói chung hay dạy tiếng Anh cho con theo phương pháp gì. đôi khi cũng có rất nhiều chiêu trò, phương pháp được quảng cáo rầm rộ để thu hút các cha mẹ. "phương pháp" thì nghe to tát, mà nhiều khi cũng chỉ là nhãn mác mà thôi.

mình cũng không phải người quan tâm chuyện phương pháp tên là gì, ai tạo ra, có bao nhiêu cha mẹ đang quan tâm. tìm hiểu kĩ càng và nhiều nguồn thì cũng tốt thôi, nhưng quan trọng hãy biết chọn lọc cho mình, và áp dụng cho phù hợp với bản thân bạn và con bạn. trong chính quá trình dạy con, bạn sẽ còn tự ngẫm ra triết lý dạy và học chứ chả cần đến chuyên gia nào.

tiếng Anh hay tiếng gì cũng chỉ là một ngôn ngữ. về cách dạy với trẻ còn đang học song song tiếng mẻ đẹ không có gì khác biệt.

chẳng bao giờ chúng ta băn khoăn xem nên dạy tiếng Việt cho con chúng ta kiểu gì. dạy tiếng Anh cũng như vậy mà thôi. tuy nhiên, sẽ có những bố mẹ lo lắng vì bản thân không có đủ vốn tiếng Anh để sử dụng và vì sử dụng cũng chưa chính xác, có thể về phát âm hoặc ngữ pháp. nhưng dù cho trình độ tiếng của bạn đang ở đâu, chỉ có nguyên tắc quan trọng nhất để dạy tiếng cho trẻ con:

nói chuyện với trẻ hàng ngày với câu cú đầy đủ, tự nhiên trong các tình huống thực, và các tình huống thực chỉ có thể có khi bạn là người chơi với trẻ, trông trẻ, cho trẻ ăn uống, đi tắm, đánh răng, đi ngủ,...

không có các tình huống đời thực này, trẻ không thấy được mục đích của ngôn ngữ, và không thể thấy được có lý do gì chúng phải học hay sử dụng tiếng.

cũng có bạn nói: "nhưng tớ cho con tớ xem ca nhạc tiếng Anh thì thấy phát âm tốt lắm". xem ca nhạc có thể giúp cho phát âm - thậm chí rất nhiều - nhưng nên ghi nhớ: phát âm chỉ là một mặt của việc sử dụng ngôn ngữ. có thể phát âm được các từ riêng lẻ tốt hoặc lặp lại các câu đã nghe được một cách khá chính xác mà ... không hiểu gì cả. nên xem video ca nhạc chỉ có thể là hoạt động bổ sung, chứ không thể thay thể được một người bằng da bằng thịt nói chuyện với trẻ.


nguyên tắc thứ 2: học không vui, không thoải mái mà còn bị áp lực tâm lý, gò ép thì chẳng học được gì hết cho dù là trẻ con ở độ tuổi nào.

Bài đăng phổ biến