HOT NEWS

Dinh dưỡng và hệ miễn dịch của trẻ..


(24h) - Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, được ví như “hàng rào chắn” trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ ngăn ngừa, hạn chế những yếu tố xâm nhập trên, giúp hạn chế bệnh tật và ốm yếu, hoặc khi ốm cũng thường “qua loa” và tự khỏi.

Vậy đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến “sức khỏe” của hệ miễn dịch, dưới đây là phần phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia.

- Với cái nhìn tổng quan nhất, theo bà, những yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nói chung và của trẻ em nói riêng?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Hệ miễn dịch được xem là một khả năng tự nhiên cnã cơ thể con người, giúp ngăn chặn vô vàn những yếu tố trong và ngoài cơ thể sẵn sàng tấn công con người bất cứ khi nào. Nhưng hệ miễn dịch lại không giống nhau ở các thời điểm mà là một quá trình hình thành và hoàn thiện dần dần. Và nhìn chung, chúng được hình thành dựa trên các cơ sở như nguồn kháng thể từ sữa mẹ, hoàn thiện trong quá trình sống để thích nghi với môi trường (điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ…). Trong đó có thể nói dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng để có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

- Như vậy, dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển mà còn mang lại sức đề kháng tốt, có thể chống lại một số căn bệnh thường gặp ở trẻ như tiêu chảy, nhiễm trùng da, viêm đường hô hấp?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Đúng như vậy. Bên cạnh một số vi chất, sự cân đối 4 nhóm dinh dưỡng, đầy đủ thì rất cần lưu tâm đến thành phần chất đạm. Những chất đạm này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các acid amin, và các acid amin tiếp tục cấu tạo thành protein cơ thể. Và các phân tử protein cơ thể này là một trong ba thành phần làm nên hệ miễn dịch ngoài các cơ quan, tế bào máu. Bản thân các kháng thể được cấu tạo từ protein

- Như vậy ở đây chúng ta cần phân biệt giữa protein trong thực phẩm và protein cơ thể?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Hai khái niệm này rất dễ bị hiểu nhầm chứ thực tế hoàn toàn khác nhau. Hiểu một cách đơn giản thì không phải là cứ ăn bao nhiêu protein từ thực phẩm thì cơ thể chúng ta sử dụng y như vậy, mà nó cần quá trình chuyển hóa, tổng hợp tạo ra protein đặc thù, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì các tế bào cơ thể, tăng sức đề kháng. Nhìn chung trẻ không được cung cấp đủ protein sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, còi cọc, tiêu hóa kém và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

- Vậy việc “đủ” protein cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Nhìn chung, lượng protein cần thiết cho cơ thể trẻ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố:

- Nguồn protein từ thực phẩm có đủ và đa dạng không.

- Khả năng chuyển hóa từ protein thực phẩm thành acid amin, các chuỗi peptid.

- Có đầy đủ acid amin thiết yếu hay không v.v…

- Qua cuộc trò chuyện vừa rồi, xin bà có thể tóm lược về những góc độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ở nhiều khía cạnh như:

- Chế độ ăn cân đối 4 nhóm thành phần dưỡng chất, đầy đủ các vitamin.

- Khoáng chất thiết yếu.

- Ăn uống đầy đủ đa dạng những thực phẩm chứa protein từ nguồn động vật, thực vât.

- Trong những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, hoặc cần hồi phục sau mổ, người già tiêu hóa hấp thu kém có thể bổ sung thêm các chế phẩm có chứa acid amin thiết yếu.

-Từ chế độ dinh dưỡng đến sức đề kháng của cơ thể là một quá trình phức tạ, những vấn đề như ăn uống đầy đủ và đa dạng những thực phẩm chứa protein, acid amin thiết yếu… Liệu rằng, chỉ bằng từng ấy thứ, có giải quyết được nhiều tình trạng miễn dịch không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Quả là từ dinh dưỡng tới hệ miễn dịch là cả một quá trình phức tạp, và tôi cũng đã cố gắng đưa ra tổng quan và cụ thể nhất để giúp bạn đọc có thể hiểu được về bản chất. Và cũng chính vì hiểu được bản chất nên có thể thấy, có rất nhiều điều mà chúng ta có thể làm và làm ngay bây giờ để thay đổi tình trạng miễn dịch của con mà không phải “vin” vào những lý do xa xôi như cơ địa hay một lý do nào khác. Tôi lấy đơn cử như khả năng chuyển hóa protein thực phẩm sang các acid amin phụ thuộc rất lớn vào khả năng hấp thu của trẻ hay quá trình tổng hợp từ các acid amin thành protein cơ thể cũng phụ thuộc vào cơ thể có đầy đủ các acid amin, các vi chất thiết yếu hay không v.v…

- Bà có thể cho biết cụ thể hơn về các acid amin không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Là yếu tố cấu thành protein cơ thể, nên có thể nói, acid amin là một trong những yếu tố chính có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Acid amin cũng là thành phần của các enzym, hormon và tham gia vào mọi hoạt động của cơ thể. Trong số 22 acid amin thì có 8 acid amin do cơ thể không tự tổng hợp được mà hoàn toàn phải dựa vào nguồn thực phẩm từ bên ngoài cung cấp, còn gọi là các acid amin thiết yếu. Đó là: isoleusine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.

- Thiếu acid amin thì sẽ xảy ra tình trạng gì thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Có 20 acid amin tham gia chính vào cấu tạo protein. Điều đáng nói là việc tổng hợp các acid amin theo quy luật “tất cả hoặc không”, vậy để cho quá trình tổng hợp protein diễn ra thì buộc phải có đủ các acid amin ở tỷ lệ cân đối. Chỉ cần thiếu một acid amin không phải khiến một, mà rất nhiều protein không được tổng hợp. Vì vậy, thiếu acid amin sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, giảm sản xuất kháng thể, cơ thể mệt mỏi, trẻ chậm lớn, còi cọc, dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, viêm đường hô hấp.

- Chúng ta có thường bị thiếu acid amin không thưa bà, và có những thống kê nào về tình trạng thiếu acid amin ở trẻ em hiện nay không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Tình trạng thiếu acid amin thường xảy ra với người kiêng khem quá mức hoặc chế ăn không cân đối, người suy nhược, chức năng gan suy yếu… Bên cạnh đó, với khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào ngũ cốc như nước ta ở một số vùng nghèo thì có thể dẫn tới một số acid amin thiết yếu thường bị thiếu hụt như lysine, threonine, tryptophan, methionine. Với trẻ em thì bên cạnh lý do này, thì còn do trẻ em hệ tiêu hóa còn yếu, khả năng hấp thu từ dinh dưỡng thực phẩm chưa hoàn thiện, tức là quá trình chuyển hóa từ protein thực phẩm thành acid amin còn kém, vì vậy dễ bị thiếu acid amin. Điều này sẽ thấy rõ hơn ở trẻ biếng ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng.

- Bà có nói về tình trạng thiếu acid amin nói chung và ở trẻ em nói riêng, trong đó có nhấn mạnh về tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, bà có thể lý giải vì sao?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Thường thì trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ không hoặc ít được bú sữa mẹ, môi trường sống ô nhiễm… thì hệ miễn dịch thường kém. Nhưng cần phải nói tới là trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ thiếu acid amin khiến khả năng tổng hợp protein kém, từ đó dẫn tới những ảnh hưởng của tổ chức tế bào, kể cả những bộ phận quan trọng của cơ thể (như gan, thận, tim…), khả năng tăng chiều cao, thể trọng của cơ thể, cơ thể trẻ chậm phát triển,… suy dinh dưỡng là chuyện có thể biết trước. Và như ở trên chúng ta cũng nói, thiếu acid amin cũng là nguyên nhân dẫn tới hệ miễn dịch kém. Từ đó có thể nói suy dinh dưỡng, thiếu acid amin và hệ miễn dịch kém có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện về thể lực

- Như vậy việc bổ sung đầy đủ và cân đối các acid amin cho cơ thể không chỉ khiến cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh mà còn tránh tình trạng suy dinh dưỡng, đúng không thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Đúng như vậy, tình trạng suy dinh dưỡng thường diễn ra với trẻ biếng ăn hoặc ăn nhiều nhưng hấp thu kém. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể hàng ngày giúp cải thiện đáng kể các trường hợp như suy dinh dưỡng, suy nhược, chậm lớn, còi cọc…

- Đã có không ít ông bố bà mẹ phiền lòng vì chuyện con đã còi cọc lại hay ốm đau, vậy bà có lời khuyên gì để giải quyết triệt để tình trạng này không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Để giải quyết tận gốc tình trạng này, chúng ta phải làm song hành nhiều việc, vừa giúp trẻ ăn ngon miệng, vừa tăng cường hấp thu, đồng thời bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết. Phần lớn các trường hợp thất bại là khi chúng ta chỉ giải quyết đơn nhất một vấn đề, trong khi chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ như trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chúng ta chỉ lo cho con ăn thật nhiều thì cũng chưa đủ vì trẻ suy dinh dưỡng thường thì khả năng hấp thu cũng kém v.v…

- Trên thị trường hiện nay có một số chế phẩm có bổ sung acid amin cho trẻ, trong đó có Mendikids, bà có ý kiến gì về vấn đề này?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Ngoài việc cân đối thành phần dưỡng chất, thì trong những trường hợp nhất định thì việc bổ sung acid amin là cần thiết. Chế phẩm Mendikids có chứa 18 acid amin, trong đó có đầy đủ 8 acid amin thiết yếu giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, miễn dịch kém. Bên cạnh đó là các vitamin nhóm B giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn các thành phần dinh dưỡng khác.

Nhìn chung, đây là một gợi ý cho các bà mẹ muốn nâng cao thể lực chống lại bệnh tật cho con mình.

- Chúng ta đã nói rất nhiều về vai trò của acid amin, vậy bà có lưu ý gì với trường hợp trẻ thiếu acid amin không và chúng ta có nên nghĩ tới việc bổ sung acid amin cho trẻ không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Protein từ thực phẩm là yếu tố cơ sở ban đầu để hình thành các acid amin của cơ thể, vì thế điều đầu tiên để cơ thể không bị thiếu acid amin là cần cung cấp đầy đủ các protein từ thực phẩm. Protein có nhiều nhiều trong thịt, cá trứng, tôm, cua, đậu, một số loại ngũ cốc…

Với trẻ em, do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, hay bị rối loạn tiêu hóa nên quá trình chuyển hóa protein còn kém, có những trường hợp trẻ được ăn đầy đủ protein nhưng vẫn thiếu acid amin. Bên cạnh đó, có một số acid amin, kể cả acid amin thiết yếu rất dễ bị phân hủy qua quá trình chế biến bởi nhiệt, hoặc do bữa ăn chủ yếu là ngũ cốc thì cũng dễ bị thiếu một số acid amin như lysine, threonine, tryptophan, methionine… Vì thế nên, chúng ta nên nghĩ tới việc bổ sung acid amin trong các trường hợp cần thiết như: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy, biếng ăn là cần thiết.

- Tính cân đối của acid amin quan trọng như thế nào, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Như tôi đã nói, việc tổng hợp các acid amin theo quy luật “tất cả hoặc không”. Chỉ cần thiếu một acid amin không phải khiến một, mà rất nhiều protein không được tổng hợp. Vì vậy, chỉ khi cơ thể có đầy đủ các acid amin, đặc biệt là 8 acid amin thiết yếu thì sự tổng hợp protein của cơ thể mới trở nên hoàn hảo. Chúng ta thường được nghe tới ví dụ, gạo thiếu lysine, và phần nào thiếu cả trytophan và methionine, giá trị sinh học chỉ có 65% so với protein cơ thể cần, nhưng hỗn hợp “gạo – đậu nành” hay “đậu xanh – mè – đậu phộng” lại có giá trị sinh học rất cao nhờ đậu nành giàu lysine, mè giàu methionine và đậu phộng giàu trytophan, đã bổ sung các acid amin thiếu hụt của gạo. Việc khuyến cáo ăn uống đầy đủ, đa dạng các thực phẩm cũng là vì vậy.

- Bà có lời khuyên gì để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nói chung, thông qua dinh dưỡng nói riêng không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:

Để tăng cường miễn dịch cho trẻ, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm để có đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn), nên cho trẻ bú sữa bé đến 2 tuổi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin thiết yếu.

Qua bài phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Thị Lâm có thể thấy rằng để trẻ phát triển khỏe mạnh, Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và việc bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt là các acid amin thiết yếu trong các chế phẩm là vô cùng cần thiết. Vì vậy các bà mẹ ngay từ lúc này hãy lưu ý để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ một cách toàn diện.

Thông tin cho bạn: Siro Mendikids cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo 18 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp được. Các acid amin này tham gia vào quá trình hình thành và duy trì cấu trúc, chức năng sinh lý của cơ thể.Taurin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của hệ thần kinh đặc biệt là võng mạc mắt. Kích thích tăng trưởng các mô cơ thể, tham gia quá trình hấp thu chất béo. Lysine giúp hấp thu canxi và tạo collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn giúp thúc đẩy quá trình tạo chiều cao, phát triển các men tiêu hóa, kích thích ăn ngon, tăng miễn dịch. Bên cạnh đó, Mendikids còn chứa 5 vitamin nhóm B giúp ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn các thành phần dưỡng chất khác. Từ đó, nâng cao thể lực để chống lại bệnh tật, giải quyết tận gốc vòng luẩn quẩn: Biếng ăn – suy dinh dưỡng – hệ miễn dịch kém – biếng ăn…

Sản phẩm phân phối rộng rãi trên toàn quốc.

Bởi: Công ty Cổ phần Y học Quốc Tế - INTERMEDIC

Số 24 - Ngõ 61/23 – Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: 04.3556.6826 – 04.2214.6826 – 04.7306.6826

Email: intermedicvn@gmail.com

Thông tin chi tiết sản phẩm click tại đây

Hoặc truy cập tại Website: www.intermedicvn.com


Bài đăng phổ biến